Hương thảo (Rosemary) - Truyền thuyết về đức mẹ Maria
himalaya
Th 7 15/01/2022
Nội dung bài viết
Hương thảo (rosemary) không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một thành phần quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Từ lâu, hương thảo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị và bảo vệ sức khỏe, nhờ vào các tính chất chống viêm, kháng khuẩn và kích thích tuần hoàn máu của nó.
Ngoài ra, hương thảo còn là một nguồn cảm hứng cho các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và hương thơm với mùi hương tươi mát, bổ sung năng lượng cho cơ thể và làm dịu tinh thần. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các công dụng tuyệt vời của hương thảo và cách sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Cây hương thảo là gì?
Hương thảo là loài cây bụi. được trồng dọc theo bờ biển vùng Địa Trung Hải, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha và được đem tới Anh cùng với quân đội La Mã. Cây Hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, xuất phát từ tiếng Latin, “ros” có nghĩa là sương, và “marinus” – thuộc về biển, rosmarinus – sương của biển.
Về sau, Hương thảo được gọi là Rosemary theo một truyền thuyết về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Khi Đức Mẹ Maria cùng Thánh Joseph và Đức Chúa Jesus – đang còn là đứa bé sơ sinh, trên đường trốn chạy sang Ai Cập, bà đã để áo choàng của mình lên bụi cây hương thảo. Từ lúc ấy, cây hương thảo vốn đang có màu trắng chuyển sang màu xanh và có được hương thơm ngọt ngào như ta thấy ngày nay. Kể từ ấy, hương thảo được gọi với cái tên Rose of Mary hay Rosemary.
Rosemary thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae, chúng nở hoa vào tháng 3 đến tháng 5. Đặc điểm của Rosemary là cây nhỏ, phân nhánh, mọc thành bụi, lá dài hẹp và không có cuống, chúng có màu xanh thẫm, nhẵn ở trên, lông màu trắng phủ rải rác mặt dưới. Cả thân cây, lá, hoa Rosemary đều rất thơm nên được ứng dụng nhiều.
Rosemary chứa cả tinh dầu và tanin: 0,5% tinh dầu ở cây khô còn lá thì từ 1,1 - 2%, hoa là 1,4%. Khi mới chưng cất, tinh dầu Rosemary là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhẹ, càng để lâu sẽ càng sẫm dần rồi cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỷ lệ nào. Đây cũng là lý do người ta sử dụng Rosemary trong pha chế cocktail để kích thích mùi vị của thức uống nhiều hơn.
Công dụng cây hương thảo (Rosemary)
Công dụng của cây hương thảo đối với sức khỏe và làm đẹp
Cây hương thảo sống khá lâu, hoa thường nở vào mùa xuân và mùa hạ. Cây thích hợp trồng trên loại đất nhiều mùn và có khả năng thoát nước cao. Hương thảo có nhiều công dụng và ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.Trong đông y, thường hay sử dụng cây hương thảo để giảm các triệu trứng suy nhược cơ thể cũng như rất hiệu quả đối với những người bị huyết áp thấp, những người dễ mắc bệnh về trí nhớm ăn không tiêu, viêm họng, xương khớp……Đa phần được sử dụng bằng cách hãm cây hương thảo để uống như trà hoặc ngâm rượu uống và xoa bóp vào các khớp đau.
Trong y học hiện đại, cây hương thảo được sử dụng nhiều trong việc chữa trị các bệnh về đau đầu, những người có vấn đề về thần kinh, những bệnh nhân khổ sở với hệ tiêu hóa kém, chống viêm nhiễm…..Đặc biệt cây hương thảo được nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra có khả năng chống oxy nhờ vào chất aflatoxine có trong nó. Chất aflatoxine là 1 loại chất có khả năng ức chế các tế bào ung thư trong cơ thể.
- Sức khỏe: Mùi thơm nồng, hơi se, nóng và vị chát của Rosemary theo nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như đau dạ dày, rối loạn cơ quan tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư vú. Tinh dầu Rosemary có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Tại châu Âu, người ta còn dùng Rosemary làm thuốc xoa trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nước hãm của cây Rosemary thường dùng để rửa vết thương bị nhiễm trùng.
- Làm đẹp: Chiết xuất của Rosemary còn được cho thêm vào xà bông, kem dưỡng da, các lotion hay nước hoa để làm đẹp.
Công dụng cây hương thảo trong ẩm thực
- Rosemary thơm nồng có thể át mùi thịt cá, tăng thêm hương vị nên cũng được ứng dụng nhiều trong nấu ăn. Rosemary được các chuyên gia pha chế đánh giá là rất hòa hợp với cocktail Rosemary Lemonade. Lá Rosemary cũng được dùng nhiều trong trang trí cocktail, giúp tăng sức hấp dẫn cho ly đồ uống.
- Không chỉ ở châu Âu mà các Đầu bếp trên thế giới cũng rất ưa chuộng Rosemary và sử dụng nhiều trong nấu nướng, nhất là với các món chế biến từ thịt bò, thịt cừu, thịt gà. Vị cay nồng và mùi thơm đặc biệt hơi hơi giống trà lẫn hạt thông của Rosemary giúp món ăn thơm hơn hẳn, mùi tanh của thịt cũng không còn.
- Nhiều người đã phải lòng Rosemary đến mức cho rằng nếu như các món nướng: Tôm, gà, pizza,... mà thiếu Rosemary thì sẽ kém hấp dẫn đi rất nhiều. Mùi vị của Rosemary giữ lại được rất lâu, đây là một lợi thế của hương liệu này trong chế biến món ăn.
- Trong pha chế, chỉ cần rượu Tequila đơn giản và Rosemary, các bậc thầy Bartender đã có thể biến hóa thành ly cocktail hấp dẫn (Tequila là loại rượu nằm trong dòng Spirit). Lá Rosemary cũng được sử dụng nhiều để trang trí, giúp các ly nước uống bắt mắt hơn.
Như vậy, hương thảo là một loại thảo mộc có rất nhiều công dụng trong đời sống con người. Từ chăm sóc sức khỏe cho đến nấu ăn và làm đẹp, hương thảo đều đem lại nhiều lợi ích vô cùng quan trọng. Việc sử dụng hương thảo đang trở thành một xu hướng phổ biến và được ưa chuộng trong thực phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe tự nhiên. Hy vọng rằng bài viết này của Himalaya đã giúp bạn hiểu thêm về công dụng của hương thảo và cách sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
ThemeSyntaxError