Mách bạn 5 cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà
Trần Thị Tiến
Th 4 04/10/2023
Nội dung bài viết
Khi đến kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thường phải đối mặt với một trong những vấn đề khá phổ biến và khá khó chịu, đó chính là đau bụng kinh. Đau bụng kinh, hay còn gọi là viêm tử cung kinh, không chỉ gây ra sự không thoải mái về thể xác mà còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất làm việc hàng ngày. Hãy cùng Himalaya tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân gây đau bụng kinh và những mẹo giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu trong suốt kỳ kinh.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng ngày đèn đỏ
Nguyên nhân sinh lý (thống kinh nguyên phát)
Thông thường, trứng sẽ rụng đều đặn theo hằng tháng. Tuy nhiên, nếu không có tinh trùng gặp trứng để thụ tinh, tử cung sẽ bắt đầu co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung và trứng ra khỏi cơ thể.
Khi tử cung co lại, mạch máu trong niêm mạc tử cung bị chèn ép và thiếu oxy cho các mô trong tử cung. Điều này khiến cho cơ tử cung co bóp mạnh hơn và tạo ra cảm giác đau hơn cho phụ nữ trong thời kỳ này.
Hơn nữa, trong những ngày đầu của chu kỳ kinh, cơ thể sẽ tạo ra một chất gọi là prostaglandin. Chất này làm cho tử cung co bóp mạnh hơn và dẫn đến sự gia tăng của cơn đau bên trong cơ tử cung vào khoảng thời gian này.
Nguyên nhân từ bệnh lý tiềm ẩn (thống kinh thứ phát)
Thống kinh thứ phát xảy ra ít hơn và và do một nguyên nhân bệnh lý cụ thể. Tình trạng này thường liên quan đến tuổi tác và xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi.
Các bệnh lý cơ quan thực thể thường là nguyên nhân gây ra thống kinh thứ phát, trong đó có lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, sử dụng vòng tránh thai, chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, u nang buồng trứng và thậm chí cả việc sử dụng vòng tránh thai. Cơ chế gây ra cơn đau trong thống kinh thứ phát có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý cụ thể.
Để xác định nguyên nhân của thống kinh thứ phát, việc khám chuyên khoa phụ khoa là cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và đôi khi cần thêm các xét nghiệm hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Triệu chứng của các loại đau bụng kinh
Cơn đau bụng trong thống kinh nguyên phát thường được mô tả là một loại đau bên dưới bụng hoặc đau co rút cực kỳ mạnh mẽ, thường lan ra phía sau lưng hoặc đùi bên trong. Đau thường xuất hiện trước khi kinh một vài giờ hoặc ngay khi chu kỳ kinh bắt đầu, kéo dài trong vài ngày và thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, đau đầu và có thể là sốt.
Triệu chứng đau bụng trong thống kinh thứ phát có thể tương tự như thống kinh nguyên phát nhưng đau thường xuất hiện trước khi có kinh khoảng một tuần. Đôi khi, cơn đau còn kéo dài hơn cho đến khi sạch kinh hoặc cơn đau còn đột ngột xuất hiện vào các thời điểm khác trong tháng.
Mách bạn 5 cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà
Đau bụng kinh thường đi kèm với cảm giác đau ở vùng lưng dưới hoặc bên trên đùi, thường xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Các biện pháp dưới đây đã được nhiều phụ nữ sử dụng thành công để giảm đau bụng kinh và các triệu chứng trước chu kỳ kinh nguyệt.
1. Uống trà gừng ấm
Gừng là loại dược liệu có tính ấm đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Hơn nữa, một số báo cáo đã chỉ ra rằng các chất có trong gừng có khả năng ức chế sự sản xuất prostaglandin trong cơ thể. Điều này có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và giảm sự co thắt của tử cung trong giai đoạn kinh nguyệt. Do đó, chị em có thể sử dụng gừng để giảm đau bụng kinh bằng cách pha trà ấm hoặc đắp gừng tươi lên vùng bụng dưới.
2. Chườm ấm ở vùng bụng
Nhiệt độ lạnh thường là một nguyên nhân làm cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn, vì nó có thể gây ra sự co thắt tử cung không bình thường và giảm lưu thông máu. Việc chườm ấm bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt giúp hỗ trợ giảm những cơn đau bụng.
Bạn có thể sử dụng chườm ấm bằng túi/chai nước ấm, miếng dán thông dụng chai hoặc sử dụng túi chườm thảo mộc vừa giúp chườm ấm vừa mang lại hương thơm thư giãn, giúp cơ đau trải qua nhẹ nhàng hơn.
3. Massage bụng
Khi bạn gặp cơn đau bụng kinh, việc thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới có thể giúp giảm đau một cách đáng kể (Có thể kết hợp massage cùng tinh dầu lăn để thêm phần hiệu quả). Massage đúng cách có thể làm dịu cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, và cũng giúp giảm co thắt tử cung đột ngột - đây là nguyên nhân chính gây ra đau bụng kinh.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm lạnh và nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ, giàu chất xơ để giảm tải cho dạ dày. Điều này có thể giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt.
Cần hạn chế việc tiêu thụ các đồ uống kích thích thần kinh và thức ăn chứa nhiều muối trong khẩu phần hàng ngày. Đặc biệt, nếu bạn tiêu thụ nhiều caffeine, cơ thể có thể trở nên nhạy cảm hơn với đau bụng và có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó, nên uống nhiều nước ấm và nước ép trái cây và rau củ, đặc biệt là trong giai đoạn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
5. Uống nước ấm với mật ong
Một tạp chí Y khoa hàng đầu tại Mỹ, Archives Gynecology Obstetrics, đã công bố nghiên cứu cho thấy rằng mật ong có hiệu quả tương đương với axit mefenamic - một loại thuốc chống viêm không steroid trong việc giảm triệu chứng đau trong kỳ kinh nguyệt.
Cụ thể hơn, trong mật ong có nhiều magie, kali và canxi… giúp nhuận tràng, làm tăng cường sức đề kháng cơ thể, làm giảm các cơn co thắt tử cung trong những ngày đèn đỏ, góp phần giảm thiểu cơn đau mà phụ nữ phải chịu đựng. Vì thế, trong những ngày gần đến “kỳ”, chỉ cần pha một thìa mật ong với 1 ít nước ấm uống mỗi ngày, những cơn đau bụng kinh trôi qua thật nhẹ nhàng.
Với những cách giảm đau bụng kinh mà Himalaya đã chia sẻ ở trên, bạn có thể áp dụng chủ động trước khi ngày hành kinh bắt đầu hoặc suốt chu kỳ kinh nguyệt. Những biện pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cơ thể chị em phụ nữ khỏe mạnh hơn.
ThemeSyntaxError