Cách Đốt Nến Thơm Không Bị Lõm Và Cách Xử Lý Nến Thơm Bị Thụt Bấc

Trần Thị Tiến
Th 2 01/04/2024
Nội dung bài viết

Đốt nến thơm mà bị lõm hoài có phải là do nến của mình không, hay do mình đốt nến sai cách? Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng nến thì chắc hẳn bạn đã không ít một lần gặp phải tình trạng bề mặt nến sau khi đốt bị lõm xuống tại vị trí tim nến. 

Vậy đâu là nguyên nhân và cách đốt nến thơm không bị lõm hay cách xử lý thụt tim nến là gì? Bữa nay Himalaya sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này chi tiết nhé.

Hiện tượng “lõm nến” là gì?

Hiện tiện “lõm nến” hay tên gọi khác là bị “thụt tim nến” hoặc “nến thơm bị đào hầm”. 

Quá trình “lõm nến” xảy ra khi chỉ phần sáp xung quanh bấc tan chảy khi nến cháy. Thay vì toàn bộ bề mặt sáp chảy đều, thì chỉ phần sáp ở giữa chảy như thể ngọn lửa đang chui vào ngọn nến và tạo hố như một cái đường hầm giữa cây nến.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng nến. Vì phần sáp xung quanh không tan ra trong khi phần giữa cứ tiếp tục cháy và càng chui xuống bên dưới đáy cốc nến. 

Việc này làm giảm đáng kể tổng thời gian cháy của nến. Thông thường, tổng thời gian cháy của nến dựa trên tổng thể tích sáp trong bình chứa. Nhưng khi nến bị lõm, chỉ một phần sáp thực sự được đốt cháy. Kết quả là, tất cả phần sáp còn lại ở rìa ngoài và các loại tinh dầu cao cấp chứa bên trong đều bị lãng phí.

cách đốt nến thơm

Tại sao nến bị “lõm” khi đốt?

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nến bị lõm. Có phải do chất lượng sáp nến hay còn lý do nào khác?

Trên thực tế, hiện tượng “lõm nến” có thể xảy ra ở bất kỳ cây nến nào, kể cả ở những dòng nến cao cấp, đắt tiền. Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:

Đốt nến không đúng cách

Tại Himalaya, chúng mình luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đốt nến đủ lâu để toàn bộ bề mặt của nến tan chảy trước khi tắt. Thời gian đốt nến được khuyến khích nên nhiều hơn 1 giờ cho mỗi lần đốt, tùy vào kích thước cây nến của bạn. Điều bạn cần chú ý ở đây là đảm bảo cho phần sáp trên bề mặt được tan chảy hết.

Nếu bạn không đảm bảo thời gian đốt nến, thì chắc chắn cây nến của bạn sớm muộn gì cũng sẽ bị lõm bề mặt và ảnh hưởng đến những lần đốt sau. Tóm lại là bị phí tiền đó ạ.

Bấc nến có kích thước không phù hợp

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nến bị lõm bề mặt chính là bấc quá nhỏ so với kích thước của cốc nến.

Nếu bấc quá nhỏ, nó sẽ không tạo đủ nhiệt để làm tan chảy hết phần sáp nằm ngoài rìa cốc nến. Kết quả là, ngay cả khi bạn đốt nến đủ thời gian như hướng dẫn, nến của bạn vẫn bị lõm.

Đây nằm ở vấn đề thiết kế của nhà sản xuất, cũng giải thích cho lý do vì sao các loại nến giá rẻ thường dễ gặp tình trạng này hơn. Tại Himalaya, tất cả các sản phẩm đều được chúng mình kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường, đảm bảo mỗi cốc nến khi đến tay khách hàng đều là tốt nhất.

Diện tích đốt nến bị thiếu oxy

Một lý do khác làm giảm tổng thời gian đốt nến khi nến bị lõm nữa là lượng oxy cung cấp cho ngọn lửa không đủ. 

Thử tưởng tượng khi vết lõm trên cây nến của bạn ngày càng sâu và phần sáp dày bên ngoài bao kín ngọn lửa. Lúc này, khí oxy sẽ không có đường để tiếp xúc với ngọn lửa. Khi oxy không đủ thì ngọn lửa sẽ cháy yếu dần và tắt hẳn.

Tuy nhiên,bạn hãy nhớ rằng tình trạng vẫn có thể xảy ra ở ngay cả những loại nến cao cấp nếu bạn không đốt chúng đúng cách. Nên hãy đảm bảo thời gian đốt nến nhé.

Cách đốt nến thơm không bị lõm

Sử dụng máy sấy tóc

Tận dụng chiếc máy sấy tóc trong nhà bạn để xử lý phần lõm trong cốc nến nhé. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cắt bấc và loại bỏ bụi bẩn, dị vật (nếu có) trong phần lõm.

Bước 2: Bật máy sấy tóc ở mức nhiệt cao nhất, hơ chảy phần sáp bề mặt. Bạn có thể cẩn thận dùng đũa chọc vào phần sáp chưa tan ở mặt để giúp sáp tan nhanh hơn.

Bước 3: Tiếp tục hơ cho đến khi mặt trên của sáp tan chảy hoàn toàn và trở nên mịn hơn.

Bước 4: Đốt nến và để nến cháy trong ít nhất 30 phút hoặc cho đến khi bạn không thể nhìn thấy bất kỳ phần lõm nào nữa.

Bước 5: Đặt nến sang một bên và để sáp cứng lại trong vài ngày.

Bước 6: Làm lại tim nến cho cốc nến của bạn

Sử dụng giấy nhôm

Nếu nhà bạn không có máy giấy tóc, hoặc máy sấy yếu không đủ nhiệt để hơ lỏng sáp thì bạn có thể tham khảo cách dùng giấy nhôm bên dưới đây.

Bước 1: Cắt bấc và loại bỏ bụi bẩn, dị vật (nếu có) trong phần lõm.

Bước 2: Dùng giấy nhôm bọc lên trên cốc nến.

Bước 3: Cắt một lỗ nhỏ (khoảng 5cm) ở giữa lá nhôm và châm lửa bấc.

Bước 4: Để nến cháy trong vài giờ cho đến khi bề mặt trên của sáp chảy hoàn toàn và nhẵn bóng.

Bước 5: Đặt nến sang một bên và để sáp cứng lại trong vài ngày. 

Bước 6: Làm lại tim nến cho cốc nến của bạn

Đun lại sáp nến

Cách này phải nói là hạ sách vì cơ bản là khi đun lại sáp nến thì tinh dầu sẽ bị bốc hơi vào không khí khá nhiều. Do đó bạn hãy cân nhắc phương pháp này là phương án cuối cùng khi nến không thể cứu vãn nhé. 

Bước 1: Nạo hết phần sáp nến cho vào 1 cốc đun

Bước 2: Đun cách thủy cho sáp nến tan chảy hoàn toàn

Bước 3: Chuẩn bị sẵn sàng tim nến dán vào cốc đựng và giữ tim nến thẳng đứng

Bước 4: Rót hỗn hợp vào cốc đựng

Bước 5: Chờ nến đông lại và sử dụng sau 14 -21 ngày

Cuối cùng, bạn hãy luôn lưu ý các cách đốt nến thơm không bị lõm trên đây để thỏa thích tận hưởng sở thích “chơi nến” của mình mà không bao giờ phải lo lắng bất cứ điều gì nhé. Nên dùng loại nến thơm nào cho tốt, hay muốn tìm nến thơm cao cấp bạn có thể tham khảo các sản phẩm vô cùng chất lượng tại Himalaya.

cách đốt nến thơm

ThemeSyntaxError
Nội dung bài viết