Khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh?

Trần Thị Tiến
Th 5 22/02/2024
Nội dung bài viết

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng và khi nào nên chườm lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào? Hãy cùng Himalaya theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Chườm nóng là gì?

Chườm nóng là một phương pháp sử dụng nguyên lý truyền nhiệt để làm nóng một vị trí trên cơ thể với mục đích làm tăng tuần hoàn tại chỗ từ đó đẩy nhanh quá trình hấp thụ các chất trung gian hoá học gây đau, làm giảm tình trạng căng cơ và tăng tốc độ đào thải axit lactic của cơ (một loại acid gây tăng đau mỏi cơ) từ đó làm giảm các cơn đau do căng cứng cơ.

  • Chườm nóng ướt: Ngâm vị trí đau trong bồn nước nóng hoặc dùng ấm chườm.

  • Chườm nóng khô: Sử dụng các dụng cụ như túi chườm nóng thảo mộc hoặc túi gel giữ nhiệt.

Lợi ích khi chườm nóng

  • Tác dụng tăng nhiệt độ cơ thể. 

  • Làm giãn cơ và dây chằng, giảm kích thích dây thần kinh giúp giảm đau hiệu quả. 

  • Gây sung huyết cục bộ, tăng tuần hoàn tại chỗ,  làm vết thương mau lành. 

  • Hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm nhận cơn đau nhẹ nhàng hơn.

chườm nóng

Những lưu ý khi chườm nóng

  • KHÔNG chườm nóng đối với vết thương hở hoặc vùng da có hiện tượng nóng, đỏ hoặc viêm, chấn thương mới đang sung huyết.

  • KHÔNG chườm nóng quá lâu, vì có thể khiến lỗ chân lông mở ra, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm da, viêm cơ rất nguy hiểm.

  • KHÔNG chườm với nhiệt độ quá nóng có thể gây bỏng da.

Chườm lạnh là gì?

Chườm lạnh là phương pháp dùng hơi lạnh gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến vị trí tổn thương, giúp làm giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu.

  • Các dụng cụ chườm lạnh: túi gel lạnh chuyên dụng, túi chườm thảo mộc, túi nước đá, khăn ẩm.

Lợi ích khi chườm lạnh

  • Giảm đau đáng kể.

  • Giảm co thắt cơ.

  • Làm giảm ứ dịch ở các khu vực bị tổn thương, ngăn ngừa sưng nề.

  • Hạn chế tình trạng viêm cấp.

Những lưu ý khi chườm lạnh

  • KHÔNG chườm lạnh khi có nguy cơ bị chuột rút hoặc người bị dị ứng với lạnh.

  • KHÔNG đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm tổn thương các mô cơ, chỉ sử dụng đá lạnh đặt trong túi hoặc bọc ngoài bằng khăn.

  • Túi chườm nên ngâm trong nước lạnh, nhưng không để bị đóng băng.

  • Riêng đối với bệnh thoái hóa khớp,cần có phương pháp chườm phù hợp theo ý kiến bác sĩ.

chườm nóng

Nên chườm nóng hay lạnh là tốt nhất?

Tùy từng trường hợp và tình trạng thương tổn mà chúng ta áp dụng cho đúng cách:

Chườm nóng – áp dụng trên những tổn thương mãn tính:

Viêm xương khớp mãn tính, căng cơ, viêm gân hoặc làm nóng cơ hoặc mô bị co cứng trước khi hoạt động, chườm nóng tại vùng cổ vai gáy nếu đau đầu do co thắt mạch hoặc thiếu máu lên não, chấn thương sau 48 giờ…

Chườm lạnh – áp dụng trong vòng 48 giờ sau chấn thương:

Viêm xương khớp cấp tính, chấn thương vừa gặp, bong gân, viêm gân, đau do bệnh gout, đau lưng sau khuân vác nặng hay đau lưng do sai tư thế làm giãn cơ… Trong các trường hợp đau cơ hoặc bị sưng thì bạn nên chườm lạnh nhé.

Túi chườm thảo mộc Himalaya

Túi chườm thảo mộc Himalaya có thể sử dụng cho cả phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Túi chườm thảo mộc Himalaya có các ưu điểm nổi bật sau:

  • Giúp giảm đau nhanh và hiệu quả bền vững

  • An toàn, không có tác dụng phụ như thuốc giảm đau

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí so với đi vật lý trị liệu, spa

  • Tiện lợi, dễ dàng sử dụng tại nhà và cơ quan.

Combo Túi Chườm Thảo Mộc 01 Combo Túi Chườm Thảo Mộc 01
-8%

Combo Túi Chườm Thảo Mộc 01

3,600,000₫ 3,900,000₫
-8%
Combo Túi Chườm Thảo Mộc 02 Combo Túi Chườm Thảo Mộc 02
-15%

Combo Túi Chườm Thảo Mộc 02

4,000,000₫ 4,680,000₫
-15%

Túi chườm chân Himalaya

1,300,000₫

Túi chườm lưng/bụng Himalaya

1,100,000₫

Túi chườm mắt Himalaya

300,000₫

Túi chườm vai Himalaya

1,200,000₫

Như vậy, chườm nóng hay chườm lạnh còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Bạn cần tìm hiểu và áp dụng đúng để giảm đau hiệu quả, nhưng cũng đừng quên gặp bác sĩ để chữa trị bệnh dứt điểm nhé!

ThemeSyntaxError
Nội dung bài viết