Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết Dengue vào thời điểm giao mùa
Trần Thị Tiến
Th 5 15/02/2024
Nội dung bài viết
Sốt xuất huyết Dengue đang là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến. Sốt xuất huyết Dengue thường xảy ra theo mùa và thường kèm theo các biến chứng nguy hiểm, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và phòng ngừa. Vì thế, nhằm mục đích để các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như các cách phòng ngừa, mời các bạn cùng Himalaya theo dõi bài viết dưới đây!
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo luật phòng
chống bệnh truyền nhiễm ( nghĩa là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong). Bệnh sốt xuất huyết này bị lây truyền virus Dengue từ người có bệnh sang người không bệnh bởi muỗi Aedes (Muỗi vằn),
Hiện tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết
Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành sốt xuất huyết dengue trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
Da xung huyết, phát ban.
Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Vật vã, li bì.
Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
Tình hình sốt xuất huyết trong những tháng gần đây
Tại nhiều bệnh viện lớn trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng lân cận ghi nhận các trường hợp sốt xuất huyết đang gia tăng, các ca bệnh này thường là các ca nặng và kèm theo các triệu chứng sốt tăng nặng, kèm lên cơn co giật, cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi…
Theo báo cáo từ Bộ Y tế, số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 6/2022 là 27.765 trường hợp (trong đó có 16 trường hợp tử vong), gấp 2,5 lần so với tháng trước bước qua tháng 7/2022 số ca mắc là 49.807 ca (8 trường hợp tử vong), gấp 1,8 lần so với tháng trước, cho đến tháng 8/2022 là 62.411 trường hợp mắc bệnh (25 trường hợp tử vong), gấp 1,3 lần so với tháng trước và gấp 13,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
4 giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có 4 giai đoạn phát triển quyết định tới việc bệnh có tự khỏi được hay không?
Giai đoạn 1: Ủ bệnh
Giai đoạn này thường két dài trung bình khoảng từ 4 đến 7 ngày, tùy theo cơ địa. Trong khoảng thời gian này, tùy theo hệ miễn dịch của mỗi người mà số lượng Virus dengue sẽ tăng dần, khi đủ số lượng virus, các biểu hiện bệnh sẽ bộc lộ.
Giai đoạn 2: Sốt Dengue
Khoảng từ 2 đến 7 ngày là giai đoạn mà biểu hiện bệnh dần rõ như sốt Dengue (sốt cao từ 39 đến 40 độ) và các triệu chứng tương tự bệnh cúm bao gồm nhức đầu, mệt mỏi, đau họng,..
Khoảng 2 – 7 ngày là thời gian kéo dài của giai đoạn sốt Dengue và đi kèm dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Giai đoạn sốt Dengue không nguy hiểm nhưng có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu như nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, buồn nôn… đặc biệt sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
Giai đoạn 3: Nguy hiểm
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, ở giai đoạn 3 này, virus sốt xuất huyết đã làm suy yếu mạnh mẽ hệ thống miễn dịch của cơ thể nên số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm rõ rệt, sức đề kháng của người bệnh cũng dần yếu đi. Vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi và khám bệnh hàng ngày.
Giai đoạn 4: Phục hồi
Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm trên, cơ thể người bệnh dần hồi phục, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều lần, khát nước hơn và thèm ăn hơn.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xảy ra vào mùa nào?
Đặc biệt Việt Nam là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường nhiều mưa nên là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của muỗi vằn.
Thông thường trong năm sẽ có hai khoảng thời gian mà muỗi vằn sinh sôi và phát triển đó chính là tháng 3-4 và tháng 7-11. Tuy nhiên, tại miền Nam thì sốt xuất huyết diễn ra vào bất kỳ thời gian nào do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia dịch tễ dự báo, trong khoảng từ 4 đến 5 năm sẽ có một lần đại dịch sốt xuất huyết diễn ra. Năm 2019, trận dịch này bùng phát với hơn 300.000 ca mắc, vì thế nếu theo đúng chu kỳ thì năm 2023 sẽ là một năm bắt đầu trận dịch sốt xuất huyết.
Chính vì lý do này mà việc phòng bệnh là rất quan trọng, giống như ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dưới đây là các cách phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue:
Vắc xin
Vào tháng 6 năm 2016, vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, Dengvaxia, đã được phê duyệt tiếp thị. Vắc xin này đã được nhiều nước sử dụng, trong đó có 3 nước Đông Nam Á (ASEAN) như Thái Lan, Singapore và Philippines. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa sử dụng vắc xin này do tính miễn dịch của vắc xin chưa cao nên vẫn còn nhiều lo ngại về hiệu quả và an toàn trong thực hành tiêm chủng trên người.
Phòng chống muỗi đốt
Muỗi vằn là nguồn lây truyền bệnh do véc tơ truyền bệnh, cách phòng chống sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi tận gốc sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ bùng phát thành dịch.
Biện pháp phòng, chống và tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy, muỗi:
Thường xuyên thay nước cho các chậu hoa, chậu cây bằng nước…
Đậy kín thùng nước, thùng, v.v.
Rửa dụng cụ chứa nước mỗi tuần một lần.
Lật ngược các thùng chứa nước khi không sử dụng.
Thường xuyên dọn rác và rác thải.
Phát quang bụi cây trong vườn.
Phun thuốc diệt côn trùng quanh nhà.
Thay đổi thói quen sống
Ngủ màn kể cả ban ngày.
Khi ra ngoài nên mặc quần áo dài tay, dài chân, sáng màu.
Thoa dầu tràm, thuốc chống muỗi, xông các tinh dầu đuổi muỗi
Cha mẹ phải thường xuyên quan sát, kiểm soát việc chơi của con tránh để muỗi đốt bé
Cửa nhà đóng chặt.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên thường xuyên ngủ màn để tránh bị muỗi đốt và lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
Xem thêm: Các loại tinh dầu đuổi muỗi tại Himalaya
Trên đây là các thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue, hi vọng những thông trên và Himalaya cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.
ThemeSyntaxError